Bạn thấy gì trên bức tranh này của tác giả Leng Jun ( Trung Quốc )
Một cô gái mặc chiếc áo len? Còn gì nữa chăng?
Ah một cô gái mặc chiếc áo len trông y như thật, nhưng sao khi chúng ta bắt tay vào vẽ lại vẽ mãi không được nhỉ?
Không phải chỉ mỗi trong lĩnh vực vẽ vời điều mà chúng ta nhìn thấy, sử dụng chỉ là sản phẩm cuối cùng. Như một hạt ngọc trong hàng ngàn con trai vứt đi. Để vẽ một bức tranh hay làm ra một sản phẩm tốt công sức bỏ ra thực sự không nhỏ. Ban đầu khi mới học vẽ động vào chỗ nào khó khó rắc rối nhiều chi tiết mình thường có suy nghĩ? Vẽ cái này làm gì nhỉ? sao lại tốn công vì nó, nó cũng chỉ là chi tiết phụ trong bức tranh. Những cái chi tiết nhỏ này vẽ qua qua tương đối thì cũng có ai để ý đâu. Thế là mình bỏ qua.Nhưng khổ nỗi những chi tiết nhỏ và phụ trên bức tranh ấy nó quá nhiều, cứ bỏ qua hết lần này tới lần khác cuối cùng trông bức tranh chẳng ra làm sao. Cộng với lời khuyên của người đi trước cứ vẽ phóng thoáng thoải mái lên quan trọng là cái hồn… Cái Hồn… CÁI… H..ỒN. THẾ để vẽ cho nó có HỒN thì phải làm thế nào?
(Làm thế nào để có thể vẽ được một bức tranh có hồn? )
Sau nhiều năm vẽ tranh, nghiên cứu nhiều tài liệu, tham khảo rất rất nhiều tranh vẽ của các họa sĩ bậc tiền bối đi trước. Có lẽ tới lúc nên bỏ cái lời khuyên kia đi. Quay lại với bức tranh trên. Chúng ta thấy gì? Từng sợi tóc từng mối đan của chiếc áo len được đầu tư cự kỳ công phu và chi tiết. Hoàn toàn không có sự trùng lặp máy móc. Để vẽ được điều này thì họa sĩ sẽ làm thế nào. Tất nhiên rồi, họ chăm sóc từng chi tiết phụ, chăm sóc từng nét chì, vẽ từng mối đan của áo len, những cái thứ mà mỗi khi bắt gặp ta kêu trời. Ôi GIỜI ƠI! rắc rối thế này vẽ thế quái nào được, thôi thôi thì vẽ nó ở mức tương đối thôi cũng được rồi.
Nhưng bạn có biết được không? Mỗi nét chì là một người lính. Một vài người lính thì chẳng làm nên được trò trống gì. Nhưng hàng trăm hàng ngàn người lính sẽ khác. Một bức tranh cô gái thôi. Nhưng tác giả đầu tư thời gian công sức vào những chỗ người ta lười người ta ngại, giúp nó vượt lên những cái tranh khác. Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân mà.
(Mỗi nét chì là một người lính. Một vài người lính thì chẳng làm nên được trò trống gì. Nhưng hàng trăm hàng ngàn người lính sẽ khác.)
Để vẽ tốt bức tranh của mình, hay làm bất cứ một công việc gì đấy hãy xây dựng đội quân của mình, hãy đầu tư tâm huyết hết sức có thể.Phía sau một phút thời sự là gì? Phía sau một phút bộ phim bom tấn là gì, nó rất rất nhỏ chỉ trong tích tắc thôi, là công sức của biết bao nhiêu người cùng làm, bao nhiêu thời gian và tiền bạc được bỏ ra. Như cái phim Titanic người ta còn làm cả cái thuyền y như bản thật chỉ để mỗi quay phim đấy thôi.
(Phía sau một cảnh phim ngắn là công sức của biết bao nhiều người)
Sau khi có sự thay đổi về suy nghĩ này các bức tranh mình vẽ ra cũng cảm thấy khác. Cái các bạn nhìn thấy là một bức tranh. Nhưng công sức, thời gian mình bỏ ra cho nó không hề nhỏ. Ngay cả từng sợi lông my hay từng sợi tóc, từng chấm sáng trong coi ngươi thì mình vẫn học cách lưu tâm sao cho nó giống nhất có thể, từng chi tiết rất rất nhỏ cũng đáng được nâng niu, chăm sóc. Bạn nhìn thấy các bức tranh trông có vẻ phóng khoáng nhưng lại rất đẹp thật sự rất có hồn. Cẩn thật bị lừa đấy họ không phóng thoáng đâu, từng nét vẽ từng sắc độ rất nhỏ mọi thứ vẽ ra đều có ý đồ cả, không có cái nào là tự nhiên nó thế. Hoặc bạn nhìn thấy họ vẽ thật nhanh thật đẹp. Nhưng cái họ bỏ ra là hàng trăm hàng ngàn giờ vẽ rồi. Các bạn có biết một số danh họa ngày xưa vẽ một bức tranh từ năm này qua năm khác, màu được cân cẩn thận thật chính xác mới vẽ vào bài không?
(Trông có vẻ phóng thoáng nhưng cẩn thận bị lừa đấy)
Vậy đấy con người nó khác máy móc ở chỗ chúng ta có hàng tỷ tỷ tế bào, mỗi tế bào như một sinh vật sống mà máy móc không thể thay thế được. Để có chỗ đứng để có thể vương lên dẫn đầu trong một tập thể đông đảo hãy sẵn sàng làm nhưng cái mà người ta bỏ qua, không dám làm, ngại làm. Đấy chính là cơ hội đừng ngại khó bắt tay vào làm thôi.
Trường Minh
Giàu viết
Hay